Công dụng của lá trầu không trong điều trị bệnh chàm

Công dụng của lá trầu không được nhiều người quan tâm và biết đến. Đặc biệt, với những cách làm dân gian thì được đa số nhiều người lựa chọn. Vậy những nguyên liệu dùng trong dân gian có thực sự mang lại hiệu quả khi sử dụng để điều trị bệnh chàm hay không?

Công dụng của lá trầu không giúp điều trị bệnh chàm.

  • Lá trầu không được nhiều người lớn tuổi, người già sử dụng làm món ăn tráng miệng. Trong lá trầu có nhiều vị khác nhau, khi thưởng thức sẽ mang lại cảm giác vừa đắng vừa cay.
  • Ngoài ra, lá trầu không còn được nhiều người áp dụng vào việc chữa các triệu chứng như mề đay, mụn nhọt, chàm da,…
  • Với những chất có trong lá trầu không có chứa các chất oxy hóa mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho da. Ngoài công dụng đó, lá trầu không giúp diệt những vi khuẩn gây hại ẩn nấp dưới da. Từ đó, làm ức chế đến khả năng phát triển và sinh sản của nấm.
  • Các biểu hiện như mẫn ngứa, mụn đỏ và sưng viêm trên da sẽ được cải thiện nhanh chóng và không còn xuất hiện liên tục như lúc trước. Chính vì vậy mà lá trầu không được dùng để chữa nấm da và các bệnh ngoài da khác.

Công dụng của lá trầu không

Cách chữa chàm bằng lá trầu không.

Sự thuận tiện và nhanh chóng cùng với hiệu quả mang lại không thua kém so với những loại thuốc khác. Do đó, nhiều người thường hay sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh chàm da. Trong đó, có một số cách chế biến thông thường nhưng hiệu quả cao như sau:

Tắm với lá trầu không

  • Bước 1: Lấy lượng lá trầu không tươi vừa đủ trong 1 lần tắm.
  • Bước 2: Rửa thật sạch lá trầu không và để cho ráo nước.
  • Bước 3: Đem đun sôi với 2 lít nước trong vòng 20 phút để các chất được hòa tan vào nước.
  • Bước 4: Pha với một ít nước lạnh để nước ấm hơn và tắm.
  • Bước 5: Kết hợp dùng bã trầu chà lên những vùng da chàm hay mụn.

Tuy nhiên, không được chà xát quá mạnh làm tổn thương da và nên thực hiện đều đặn mỗi tuần 2-3 lần. 

Đắp trực tiếp lên da

  • Bước 1: Ngâm lá trầu không với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Bước 2: Đem vò nát lá trầu không.
  • Bước 3: Vệ sinh vùng da thật sạch và lau khô.
  • Bước 4: Đem đắp lá trầu lên vùng da chàm trong vòng 15 phút để các chất thấm trực tiếp vào da.
  • Bước 5: Vệ sinh lại dùng da sạch bằng nước ấm.

Đắp lá trầu không trực tiếp lên da

Thoa nước lá trầu không lên da

Ngoài 2 cách thực hiện trên thì người bệnh cũng có thể áp dụng cách thoa nước trầu không trực tiếp trên da.

  • Bước 1: Dùng lượng lá trầu không vừa dùng rửa sạch.
  • Bước 2: Hãy giã thật nhuyễn và lọc lấy nước lá trầu không.
  • Bước 3: Sử dụng nước cốt để thoa đều lên vùng da chàm. Vừa thoa vừa mát xa liên tục để thuốc được thẩm thấu vào bên trong da.

Với những cách thực hiện trên cũng như công dụng của lá trầu không thì phần nào sẽ giúp cho tình trạng da phía ngoài được cải thiện. Da trở nên hồng hào do các tế bào được phục hồi và tái tạo lại. Từ đó, giảm bớt những cơn ngứa khó chịu và không không còn những vùng da khác màu xuất hiện.

Mặt khác với cách chữa trị bệnh chàm theo phương pháp dân gian thì người bệnh nên dùng thuốc đặc trị nấm da kèm theo để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng và điều trị bệnh dứt điểm hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *