Bị vảy nến kiêng ăn gì là một câu hỏi mà những người bệnh bị bệnh vảy nến rất quan tâm.Một chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, hạn chế tối đa các chất gây kích ứng thật sự cần thiết nhằm giảm triệu chứng của bệnh. Để hiểu rõ hơn về điều này, bệnh nhân hãy cùng DERMACARE PLUS tham khảo chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến
Trước khi tìm hiểu bị vảy nến kiêng ăn gì, bệnh nhân cần hiểu đúng bệnh và bản chất của bệnh này. Theo đó, vảy nến là bệnh da liễu có tính chất mãn tính ở người, biểu hiện bằng việc tế bào tái tạo da nhanh quá mức gây tích tụ và tạo thành mảng vảy bám trên bề mặt da. Tùy vào thể trạng người mà bệnh có những biểu hiện khác nhau từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân chính gây bệnh vảy nến, trong đó, chủ yếu là do tính di truyền và cơ chế cơ thể tự miễn dịch. Một số yếu tố tăng sinh nguy cơ gây bệnh có thể kể đến như bệnh nhân căng thẳng lâu ngày, nghiện rượu bia, thuốc lá, tác động của môi trường, rượu bia….
Những thực phẩm người bị bệnh nên kiêng
Bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhằm hạn chế tình trạng viêm- phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch và cũng là nguyên nhân gây tái phát bệnh vảy nến. Bị vảy nến kiêng ăn gì? Cùng điểm qua một vài thực phẩm bệnh nhân cần tránh dưới đây.
Món ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn dầu mỡ chứa nhiều chất độc hại, chất béo khó tiêu hóa cản trở quá trình hấp thu của cơ thể. Người bị bệnh vảy nến sử dụng thường xuyên những món ăn này làm giảm dược tính của thuốc. Chưa kể, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ còn khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn
Đồ ăn nhanh, đồ ăn được chế biến sẵn chứa hàm lượng calo cao là nguy cơ gây béo phì, hội chứng chuyển hóa và các bệnh mãn tính khác. Bệnh nhân vảy nến nên kiêng ăn loại đồ này, bao gồm cả thịt cá chế biến sẵn, đồ đóng hộp hoặc đồ ăn chứa nhiều muối, đường, chất béo.
Thịt đỏ tươi và sữa
Trong thịt đỏ và sữa, các chế phẩm được làm từ sữa chứa axit béo không bão hòa có tên là axit arachidonic Người bị vảy nến khi sử dụng đồ ăn này thường xuyên dễ gây khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn do sản phẩm phụ từ axit arachidonic có thể tạo thành những mảng tổn thương vảy nến. Những món ăn từ thịt đỏ có thể kể đến như là thịt bò, thịt trâu hay là thịt dê.
Rau củ có chứa hoạt chất không có lợi (nightshade)
Rau củ tuy tốt nhưng một vài loại rau chứa cho mình các chất có hại cho bệnh vảy nến thì cũng cần phải được kiêng. Tiêu biểu đó chính là solanine một hoạt chất có thể gây bỏng rát da, chứa thành phần chủ yếu trong các loại rau củ như ớt, cà chua,…
Bia rượu
Khi lượng rượu, bia được đưa vào trong cơ thể sẽ làm tăng tuần hoàn dẫn đến sự giãn nở giữa các thành mạch máu từ đó làm bệnh vảy nến trở nên nặng hơn và khó kiểm soát hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, việc sử dụng rượu bia trong quá trình điều trị sẽ hạn chế tác dụng của thuốc. Do vậy, trong các trường hợp bệnh sử dụng thuốc điều trị như Methotrexate, Acitretin, bác sĩ sẽ chỉ định bênh nhân không được phép uống rượu.
Thực phẩm chứa nhiều gluten
Gluten chứa nhiều trong các thực phẩm như lúa mì, bột mì, lúa mạch hay các thực phẩm dùng chế biến sốt, gia vị… Được biết, gluten là tác nhân chính gây nên bệnh tự miễn và chất này có xu hướng tăng nhiều ở những người mắc bệnh vảy nến. Điều này là tăng nguy cơ người bệnh vảy nến có thể mắc thêm một bệnh tự miễn khác. Do vậy, cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này chính là bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm chứa nhiều gluten.
Người bị vảy nến nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm bị vảy nến kiêng ăn thì vẫn có vô vàn thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh. Các loại thực phẩm chứa nhiều thành phần chống viêm như vitamin C, vitamin E, beta-carotene, selenium, axit béo có trong dầu cá có tác dụng cải thiện bệnh rất hiệu quả.
Các hoạt chất kể trên được tìm thấy ở các loại thực phẩm như hoa quả, rau củ, chất béo từ cá, dầu thực vật… Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm này, kết hợp với dùng thuốc đúng phác đồ để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Đối với bệnh nhân áp dụng chế độ ăn kiêng vào khẩu phần ăn hằng ngày cần phải cân nhắc thực phẩm dựa trên thể trạng cá nhân. Một số chế độ ăn kiêng tốt cho sức khỏe bao gồm:
- Chế độ ăn kiêng Pagano được xem là chế độ ăn cực tốt, hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến nhờ ăn uống. Phương pháp này hướng bệnh nhân tiêu thụ nhiều trái cây, rau củ, hạn chế thành phần thịt đỏ, ngũ cốc, hải sản, sữa, tránh thức khuya, duy trì lối sống lành mạnh;
- Chế độ ăn thuần chay cũng phát huy tác dụng đối với người mắc bệnh vảy nến, nhất là người thừa cân, béo phì. Không chỉ vậy, ăn chay còn giúp bệnh nhân cải thiện làn da, kích thích tế bào mỡ tái tạo protein hạn chế tình trạng viêm hiệu quả.
- Ngoài những chế độ ăn này, các nghiên cứu cũng chỉ ra một vài phương pháp có lợi khác như ăn kiêng Địa Trung Hải, Paleo, chế độ ăn tự miễn dịch….
Những lưu ý khác khi điều trị bệnh vảy nến
Bên cạnh việc trang bị kiến thức về vấn đề bị vảy nến kiêng ăn gì, bệnh nhân cũng cần tuân thủ một vài điều sau:
- Vệ sinh cá nhân đầy đủ, sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với hóa chất như dầu gội, sữa tắm… Trước khi sử dụng, bệnh nhân nên kiểm tra kỹ thành phần sản phẩm để phát hiện chất kích ứng nếu có. Bệnh vảy nến thường được khuyên sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên lành tính, an toàn với mọi loại da;
- Hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, mỹ phẩm, nước hoa, son phấn hoặc thuốc nhuộm tóc;
- Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục để rèn luyện sức khỏe tinh thần cũng như thể chất;
- Nên tranh thủ phơi nắng 15 phút vào buổi sáng để hấp thụ vitamin D tốt cho da;
- Không tắm nước nóng, không kỳ cọ làm tổn thương vùng da đang bị vảy nến, gây lan rộng thêm.
Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề bị vảy nến kiêng ăn gì mà DERMACARE PLUS giải đáp giúp bạn. Hy vọng bạn đã tích lũy thêm cho mình nhiều thông tin thú vị. Đừng quên để lại thông tin liên lạc bên dưới để đội ngũ nhân viên tư vấn DERMACARE PLUS hỗ trợ bạn nếu cần nhé! Chúc bạn có sức khỏe tốt và không bị vảy nến làm phiền.