5 thói quen khiến bạn trở thành nạn nhân của bệnh nấm da

Thói quen mắc bệnh nấm da là những thói quen tuy đơn giản và không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại là nguy cơ mắc bệnh. Khi thói quen xấu hình thành và lặp lại mỗi ngày thì mầm bệnh sẽ xuất hiện. Đồng thời, nấm, vi khuẩn được ủ bệnh trong thời gian dài, sau đó biểu hiện ra bên ngoài. Từ đó hình thành một số bệnh nấm da như hiện nay.

Một số thói quen mắc bệnh nấm da

Vệ sinh cá nhân kém

Vệ sinh cá nhân là yếu tố đầu tiên và ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành và phát triển bệnh nấm da. Nếu như bản thân không vệ sinh sạch sẽ vùng da thì rất dễ bị nấm tấn công.

Thông qua các hoạt động vệ sinh da không đúng cách như:

  • Không thường xuyên tắm, gội và tẩy tế bào chết trên da.
  • Sử dụng nguồn nước bẩn, không rõ nguồn gốc tiếp xúc lên da.

Dùng chung vật dụng cá nhân

Nhiều người hay có thói quen sử dụng chung một số vật dụng cá nhân như lược, khăn tắm, nón bảo hiểm,…với người thân trong gia đình.

Tuy nhiên, việc dùng chung vật dụng cá nhân vô tình khiến cho nấm từ người này sẽ lây sang người khác. Từ đó, nấm sẽ phát triển, gây ra các triệu chứng bệnh nấm da như nổi mẫn đỏ và ngứa.

thoi quen de mac benh nam da la dung chung vat dung ca nhan

Không giặt ga giường thường xuyên

Việc thay ga giường hay các chăn ga gối nệm nên được thực hiện mỗi tuần. Nếu như chúng ta có thói quen để ga giường vài tháng mới giặt 1 lần sẽ có mùi hôi bóc lên.

Đó là mùi mồ hôi của cơ thể và sẽ là điều kiện tốt giúp vi khuẩn sản sinh. Đồng thời, khi da tiếp xúc trực tiếp với ga giường sẽ cảm thấy ngứa da và rất khó chịu.

Do đó, thói quen không giặt ga giường thường xuyên sẽ khiến bản thân trở thành nạn nhân mới của bệnh nấm da. Vì thế, cần tiến hành chữa nấm da sớm để ngăn chặn bệnh tiến triển mạnh.

thoi quen giat ga giuong

Thói quen ăn mặc mỗi ngày

Với thói quen ăn mặc mỗi ngày cũng là một trong những yếu tố gây ra bệnh. Đây là thói quen dễ mắc bệnh nấm da mà nhiều người mắc phải và không để ý đến hậu quả.

Những cách ăn mặc sau tạo điều kiện để nấm phát triển:

  • Mặc quần áo bó sát với những chiếc quần jean ôm sát vào da, sẽ làm cho da nóng và dễ đổ mồ hôi.
  • Chất liệu vải không khô thoáng và thấm thấu mồ hôi tốt.
  • Mang vớ hoặc bao tay suốt ngày, làm cho móng ẩm ướt và có mùi hôi.
  • Đối với vận động viên thường hay mang giày thể thao để vận động cũng là nguyên nhân ủ bệnh.
  • Với một số công nhân thường hay đội những mũ ngoài công trình, hình thành bệnh nấm da đầu.

Sử dụng xà phòng có chất kích ứng cao

Làm sạch da đầu cần phải có dầu gội để làm sạch cả tóc và da đầu, làm sạch da cần có sữa tắm. Quần áo cần phải có bột giặt, chén bát cần có nước rửa chén,…

Mọi thứ sinh hoạt hằng ngày luôn chứa hàm lượng chất kích ứng. Tùy thuộc vào sản phẩm bạn sử dụng, thương hiệu hay không mà hàm lượng sẽ thay đổi.

Tuy nhiên, phần đa thường hay sử dụng xà phòng có chất kích ứng cho da rất lớn. Các chất này thường gây hại và làm mòn da, ăn da tay, chân khi tiếp xúc nhiều.

Mặc khác, làm việc trong môi trường hóa chất không phải là công việc nhiều người mong muốn. Nhưng tính chất công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với những chất độc hại cho da. Do đó, nhiều công nhân thường hay mắc bệnh nấm da do nguyên nhân này.

thoi quen su dung xa phong de mac benh nam da

Biện pháp phòng ngừa mắc bệnh nấm da

Nếu như bạn không thay đổi những thói quen trên, bạn sẽ vô tình trở thành nạn nhân của bệnh nấm da. Khi đó da bạn sẽ ngứa từng ngày và cứ theo bạn từ ngày này sang ngày khác thì bạn rất khó chịu.

Ban đầu khi bệnh mới bắt đầu thì người bệnh thường không quan tâm. Nhưng khi chủ quan thì đó sẽ là điều kiện nấm phát triển mạnh và nhiều hơn. Lúc này, vùng da sẽ trở nên ngứa dữ dội và dễ bị lỡ loét nặng.

Thời gian của bạn chỉ dành cho gãi và tìm thuốc đặc trị nấm da nào tốt nhất để điều trị bệnh. Vừa tốn thời gian kèm theo đó là tiền bạc cũng hao mòn mỗi ngày. Đổi lại bệnh ngày càng nặng hơn và không khỏi bệnh.

Chính vì thế, để ngăn chặn được bệnh nấm da đến với bản thân thì cần thay đổi thói quen không tốt thành những hoạt động có lợi cho sức khỏe và da. Từ đó, bạn sẽ có cuộc sống lành mạnh và không bận tâm đến nấm da.

Xem Thêm: Muối trị nấm da đầu có thực sự hiệu quả hay không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *