6 Cách Trị Vảy Nến Hiệu Quả – Hướng Dẫn Từ Chuyên Gia

Bệnh vảy nến là bệnh da liễu mạn tính khá phổ biến hiện nay. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Hiện tại, y học có rất nhiều cách trị vảy nến mang lại hiệu quả cao. Hãy cùng DERMACARE PLUS làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về căn bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh da liễu có tính chất mạn tính xảy ra ở người với tỷ lệ 2-3% dân số trên toàn thế giới. Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây mất thẩm mỹ, tác động đến tâm lý người bệnh.

Người bị bệnh vảy nến sẽ có biểu hiện các tế bào tái tạo da hoạt động nhanh gấp nhiều lần bình thường. Điều này dẫn đến việc tích tụ và tạo thành những mảng vảy sần có màu sắc óng ánh trên bề mặt da. Bệnh thường xuất hiện ở một số vị trí như lưng, khuỷu tay, đầu gối, bàn tay…. với các biểu hiện như:

  • Đầu gối, khuỷu tay hoặc phần dưới lưng: Vảy nến xuất hiện dạng mảng bám;
  • Da đầu: Xuất hiện những mảng lớn, dày màu trắng và lớp da dưới hơi ửng đỏ, giai đoạn đầu có thể nhiều người sẽ nhầm lẫn với gàu;
  • Móng tay, móng chân: móng sẽ bị dày lên và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt móng;
  • Vùng da quanh tay và chân: Ngoài những mảng trắng có thể xuất hiện thêm tình trạng mưng mủ;
  • Nách, háng, mông hoặc những nơi thường xuyên tiếp xúc mồ hôi: thường sẽ gặp phải loại vảy nến đảo ngược.

2. Các cách trị vảy nến mang lại hiệu quả cao

Bởi vì chưa thể xác định được nguyên do chính xác dẫn đến bệnh vảy nến, cho nên việc tìm ra cách trị vảy nến vẫn còn là một ẩn số. Các biện pháp điều trị chỉ có tác dụng làm giảm viêm và kiểm soát quá trình phát triển của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh vảy nến để bệnh nhân tham khảo.

Vảy nến là căn bệnh có nhiều phương pháp điều trị. Việc lựa chọn cách điều trị vảy nến phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng và diện tích da bị ảnh hưởng. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

2.1. Điều trị vảy nến bằng thuốc bôi hoặc kem bôi

Hiện nay, cách điều trị vảy nến được chú trọng nhất vẫn là thuốc Tây y để điều trị. Ưu thế của phương pháp này chính là tác dụng nhanh, tăng hiệu quả phục hồi, giảm triệu chứng của bệnh.

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến bao gồm:

  • Thuốc hỗ trợ bong tróc vảy nến: là cách chữa vẩy nến ở mức độ nhẹ, da chưa xuất hiện dấu hiệu bội nhiễm. Thuốc sẽ chứa thành phần từ 2-15% axit salicylic, kết hợp với các sản phẩm thuốc bôi có chứa corticoid hỗ trợ điều trị các tế bào sừng hóa dày;
  • Thuốc có thành phần Corticoid: có trong một số loại như Flucinar, Dermovate, Eumovate, Tempovate, Diprosone có tác dụng hỗ trợ làm mềm da, giảm khô và cải thiện tình trạng ngứa, rát da. Corticoid còn có công dụng kháng viêm hiệu quả nên được chỉ định dùng trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng.
  • Thuốc Anthralin: có tác dụng ức chế enzyme hình thành tế bào giúp cải thiện tình trạng bong tróc, đóng vảy khô cứng trên da. Người bệnh sẽ giảm thiểu tối đa những cơn đau, hạn chế việc vết vảy nến lan rộng ra vùng da khác.
  • Một số bệnh nhân được chỉ định kết hợp thuốc uống trong các trường hợp tổn thương da đã lan rộng trên bề mặt. Cách trị bệnh vảy nến này sẽ sử dụng các loại thuốc có chứa Methotrexate, Cyclosporine, Prednisolone,… có khả năng ức chế miễn dịch, tăng sinh tế bào và chống viêm hiệu quả. Thuốc có tác dụng toàn diện với trường hợp bệnh viêm da toàn thân.

2.2. Điều trị bằng thuốc sinh học

Cách chữa trị bệnh vảy nến bằng thuốc sinh học đã được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ cấp phép sử dụng ở bệnh nhân mắc vảy nến thể mảng hoặc bệnh nặng. Thuốc sinh học Efalizumab chứa các thành phần của cơ thể sống hay những chế phẩm được sản xuất từ cơ thể sống. Thuốc có tác dụng phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh vảy nến. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

2.3. Phương pháp trị liệu ánh sáng

Có hai phương pháp trị liệu ánh sáng được nhắc nhiều trong cách trị vảy nến là quang trị liệu và liệu pháp laser.

Quang trị liệu là một biện pháp khá là tốn kém nhưng độ hiệu quả lại vô cùng cao. Người bệnh sẽ được chiếu những tia UVA, UVB hoặc laser lên những vùng vảy nến nhằm đốt cháy tế bào gây bệnh. Từ đó loại bỏ được những tế bào vảy nến mà không làm da người bệnh tổn thương.

Đối với liệu pháp laser, bác sĩ sẽ chiếu tia laser vào vùng da bị bệnh, không gây ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh. Sau khoảng 4-5 tuần điều trị tích cực, các mảnh da sẽ trở nên mỏng dần, triệu chứng bệnh giảm bớt sau đó. Ưu điểm của việc điều trị vảy nến bằng laser là không gây đau đớn cho bệnh nhân.

2.4. Phương pháp trị liệu bằng nước

Điều trị bằng cách thêm muối Epsom, muối Biển Chết, dầu hoặc bột yến mạch vào bồn tắm của bạn. Ngâm trong 15 phút để làm dịu da ngứa và loại bỏ vảy. Thực hiện theo với kem dưỡng ẩm.

Bơi trong nước muối sẽ giúp loại bỏ da chết. Bạn có thể bơi trong hồ bơi để rửa sạch clo sau khi bơi.

2.5. Giảm căng thẳng

Căng thẳng được kích hoạt lan rộng. Do đó, bạn cần tìm cách giảm căng thẳng. Cộng đồng TalkPsoriasis.org là một nơi tuyệt vời để nói chuyện với những người và bác sĩ có tình trạng tương tự. Ngoài ra, đi dạo hoặc tập thể dục có thể giúp cơ thể bạn cảm thấy tốt hơn.

2.6. Thuốc Đông y – giải pháp cho người mắc vảy nến lâu năm

Một trong những cách trị vảy nến chuyên sâu, hiệu quả được giới chuyên gia đánh giá cao chính là điều trị bằng các bài thuốc Đông y. Trong đó, bộ sản phẩm đặc trị nấm da Medi – Skin của công ty DERMACARE PLUS được đánh giá cao về tác dụng điều trị bệnh vảy nến hiệu quả.

Sản phẩm được bào chế dựa trên công thức gia truyền cùng nguyên liệu tự nhiên như Uy linh tiên, hoàng đơn, mần trầu, hùng hoàng, hương nhu… Thuốc an toàn tuyệt đối cho mọi làn da và hoàn toàn không có tác dụng phụ. Sản phẩm đạt hiệu quả sau 4 tuần sử dụng kiên trì và đều đặn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên sử dụng trọn bộ sản phẩm: thuốc trị nấm da DERMACARE PLUS, thuốc uống nấm da Medi Plus và cao bôi thảo dược DERMACARE PLUS.

Thuốc điều trị vảy nến DERMACARE PLUS tạo ra 5 tác động kép mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng:

  • Tác động 1: Thành phần có trong thuốc gây ức chế sự sản sinh và tiêu diệt vi nấm đang tồn tại trên bề mặt da;
  • Tác động 2: Thuốc uống giúp đào thải độc tố từ bên trong lớp biểu bì da, làm giảm ngứa;
  • Tác động 3: Sự liên kết giữa các vi nấm bị phá vỡ, mụn nước bị xẹp dần;
  • Tác động 4: Thải bỏ các tế bào nấm làm bong da, kích thích sản sinh elastin hỗ trợ làm lành da nhanh chóng;
  • Tác động 5: Tạo ra kháng thể để ngăn ngừa sự trở lại của vi nấm.

3. Những lưu ý trong cách điều trị bệnh vảy nến

Điều trị bệnh vảy nến cần cả một quá trình dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị. Dưới đây là một số lưu ý trong việc áp dụng điều trị bệnh vảy nến mang lại hiệu quả cao:

  • Khi nhận thấy dấu hiệu bệnh, bệnh nhân cần tìm đến các chuyên khoa da liễu để thăm khám và xác định tình trạng bệnh;
  • Tuân thủ liệu trình điều trị mà bác sĩ đã kê đơn, không tự ý đổi thuốc hay ngắt quãng thuốc;
  • Cần bổ sung đầy đủ độ ẩm cho da, nên sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm đến từ thiên nhiên an toàn, lành tính. Đối với các bệnh vảy nến da mặt, bệnh nhân cần tránh sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da để tránh kích ứng.
  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chọn lựa sản phẩm chăm sóc da an toàn;
  • Hạn chế gãi ngứa hay cạo vảy dễ khiến vùng da tổn thương bị tróc vảy hay chảy dịch.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh xa các thực phẩm có chứa chất gây kích ứng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc như hải sản, trứng, đậu phộng, ngô…. Trong quá trình điều trị, không sử dụng bia rượu, thuốc lá hay các gia vị cay nóng vì nó không có lợi cho việc làm lành vết thương;
  • Luôn duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, lạc quan để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân có thể tìm đến một vài liệu pháp chăm sóc tinh thần như đọc sách, thiền…

Tổng kết

Trên đây là một vài thông tin mà DERMACARE PLUS muốn chia sẻ với quý bệnh nhân về cách trị vảy nến. Nếu còn câu hỏi nào khác, bệnh nhân hãy để lại thông tin ngay bên dưới để bác sĩ từ DERMACARE PLUS hỗ trợ miễn phí. DERMACARE PLUS sẵn sàng đồng hành cùng quý bệnh nhân mắc bệnh da liễu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *