Bệnh chàm tiếp xúc không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại tác động đến các yếu tố sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Mặt khác, chàm tiếp xúc có nhiều dạng khác nhau cần phải xác định chính xác từng loại. Làm thế nào để phân biệt được để có thể chữa trị chàm da kịp thời và khỏi hẳn bệnh. Tất cả được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh chàm tiếp xúc
Chàm tiếp xúc là dạng viêm da khá phổ biến hiện nay, được hình thành do tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại cho da. Thường tạo cảm giác khó chịu và kéo dài do những cơn ngứa xuất hiện. Vì thế, chàm da gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc thậm chí là sức khỏe của người đang mắc bệnh chàm da.
Phân biệt các loại bệnh chàm tiếp xúc.
Chàm tiếp xúc gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó cũng chính là yếu tố dựa vào để có thể phân biệt các loại bệnh chàm tiếp xúc.
Có 3 loại chàm tiếp xúc chủ yếu là:
Chàm tiếp xúc dị ứng
Đây là loại chàm thường gặp nhất trong tất cả các loại chàm. Chàm tiếp xúc dị ứng được gây ra bởi các nguyên nhân chính là Xi măng, Kim loại (niken và coban), thuốc bôi, cao su, ánh sáng,…
Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng thì da có những trệu chứng biểu hiện sau đây:
- Da bắt đầu sưng đỏ ửng và nóng rát.
- Cơn ngứa càng dữ dội trên da.
- Bên trong mụn có chứa dịch nước, dễ dàng lây lan nếu như mụn nước vỡ.
- Da trở nên khô sần và rạn nứt.
- Vảy trắng hình thành và lớp da trở nên dày hơn.
Chàm tiếp xúc kích ứng
Chàm da kích ứng xảy ra khi da cọ xát hay bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Chủ yếu là các hóa chất khi tiếp xúc với da, gồm những chất như: dung môi, chất lỏng kim loại, axit hay kiềm, mỹ phẩm, chất tẩy rửa mạnh,…
Cũng gần giống với chàm tiếp xúc dị ứng, chàm kích ứng có những biểu hiện như sau:
- Da khô nứt nẻ, sần sùi.
- Mụn nước tạo cảm giác ngứa và châm chích
- Da nóng và phồng rộp, bên trong chứa dịch nước.
- Mảng vảy trở nên khô cứng và dày.
Chàm Photocontact (hay Viêm da Photocontact)
Viêm da Photocontact là dạng viêm da rất ít khi gặp phải. Được chia làm 2 loại là phototoxic và dị ứng ánh sáng.
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da trở nên đỏ ửng và xuất hiện chàm đỏ. Nguyên nhân là do có sự kích ứng giữa các hoạt tính photosensitizer với tia nắng mặt trời. Ngoài ra, da cũng sẽ rất khô và có biểu hiện nứt, sần sùi, kèm theo đó là cảm giác ngứa, rát.
Mỗi loại chàm tiếp xúc có những biểu hiện và những nguyên nhân ảnh hưởng khác nhau. Chính vì thế, việc xác định đúng bệnh chàm sẽ giúp quá trình chữa nấm da hay chàm da được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Điều trị chàm tiếp xúc như thế nào?
Bệnh chàm tiếp xúc là bệnh lý cấp tính, điều trị rất nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, nếu như không được điều trị sớm và tận gốc thì bệnh dễ dàng tái phát và có biến chứng nặng hơn giai đoạn đầu.
Chàm tiếp xúc là một trong những loại bệnh với nguyên nhân chủ yếu do nấm bên trong tấn công gây bệnh. Chính vì vậy, việc dùng thuốc đặc trị nấm da toàn thân là biện pháp hữu ích, an toàn, nhanh, đơn giản và kịp thời ngay tại nhà.
Tuy nhiên, nếu như muốn kiểm tra chính xác tình trạng bệnh hiện tại thì cần đến phòng khám, hay bệnh viện da liễu thực hiện một số xét nghiệm để biết được bệnh đúng nhất.
Xem thêm: Lá khế – Chữa viêm da cơ địa dân gian đơn giản mà hiệu quả