Trị tổ đỉa dân gian bằng các loại thảo dược thiên nhiên được áp dụng nhiều bởi vừa tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả chữa trị. Vậy có những nguyên liệu nào thường dùng để trị tổ đỉa hiện nay và cách làm như thế thì nào mới tốt nhất.
Các loại thảo dược trị tổ đỉa dân gian
Có rất nhiều loại nguyên liệu để chữa nấm da, các bệnh da liễu nói chung và trị bệnh tổ đỉa nói riêng. Nếu như biết tận dụng và khai thác triệt để những công dụng của chúng. Trị tổ đỉa dân gian với những loại thảo dược dưới đây:
Trị tổ đỉa dân gian bằng lá trầu không
Lá trầu không trở nên khá quen thuộc đối và được áp dụng vào chữa rất nhiều bệnh. Trong số các bệnh, có thể chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không.
Nguyên nhân trong lá trầu không có những công dụng mang lại lợi ích khi tiếp xúc với da. Chính là khả năng kháng viêm, làm giảm ngứa và đau rát trên da.
Trị tổ đỉa bằng lá trầu không được thực hiện với các bước như sau:
- Bước 1: Lấy 1 nắm lá trầu không đủ cho 1 lần dùng và ít phèn chua.
- Bước 2: Đem rửa lá thật sạch và để ráo nước, sau đó vò nát lá trầu.
- Bước 3: Đun hỗn hợp trên lửa khoảng 15 phút với 1 lít nước.
- Bước 4: Chiết nước vừa nấu để nguội và dùng để ngâm vùng da tổ đỉa.Sau khi ngâm trong nước, thì dùng khăn lau nhẹ vùng da tránh làm vỡ mụn nước.
Trị tổ đỉa dân gian bằng lá lốt
Ngoài công dụng là nguyên liệu chế biến một số món ăn ngon, lá lốt được xem là loại thảo dược chữa trị tổ đỉa. Thành phần có trong lá lốt có nhiều chất chống oxy hóa, các hoạt chất giúp diệt khuẩn có hại cho da. Các Benzylaxetat, Alkaloid và Beta-caryophylen còn giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng các tế bào da.
Cách thực hiện dùng lá lốt trị tổ đỉa đơn giản:
- Bước 1: Dùng 1 nắm lá lốt (khoảng 20 lá) đem ngâm với ít muối để làm sạch khuẩn trên lá và để ráo nước.
- Bước 2: Đem giã nhuyễn lá và chất lại phần nước, hòa thêm 1 ít nước nóng để dễ uống hơn.
- Bước 3: Lấy phần bã lá lốt đắp vào vùng da tổ đỉa trong 15-20 phút và rửa lại với nước sạch.
Trị tổ đỉa dân gian bằng lá đào
Vào mỗi mùa tết thì cây đào được dùng để trưng ở các tỉnh phía Bắc. Ít ai nghĩ rằng đây là một loại thảo dược dùng để trị bệnh tổ đỉa.
Lá đào có vị đắng và tính bình, là một dược liệu quý. Các chất amygdalin, axit tanic, cumarin có tác dụng chống viêm, ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt, làm se khích niêm mạc da, đánh tan những tế bào tích tụ trên da.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 1 nắm lá đào tươi đem rửa sạch với nước muối để khô ráo.
- Bước 2: Vò nhẹ lá đào và đun sôi với 2 lít nước khoảng 15 phút để các chất trong lá được hòa tan với nhau.
- Bước 3: Sau đó, để nước ẩm hoặc có thể pha thêm nước lạnh để ngâm vùng da ngứa.
- Bước 4: Vừa ngâm vừa kỳ nhẹ vùng da và massage đều để tinh chất thấm vào da nhanh hơn.
Trị tổ đỉa dân gian bằng lá khế
Ngoài ra, một loại thảo dược mà rất quen thuộc và là nguyên liệu rất dễ tìm, đó là lá khế.
Cũng giống như các loại thảo dược khác, lá khế có tính bình và giảm giải độc từ bên trong ra ngoài. Cụ thế, trong lá khế chứa vitamin A, B1, B2,… và các protein, nên có tác dụng sát khuẩn và hữu ích trong việc cung cấp các vitamin cho da. Đồng thời, histamine sẽ trị ngứa các mụn nước và kháng viêm cực cao.
Trị tổ đỉa với lá khế được làm theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Sử dụng 1 lượng lá khế vừa đủ trong 1 lần dùng và rửa sạch với nước.
- Bước 2: Dùng 1 trái chanh và vắt lấy nước cốt.
- Bước 3: Cho hỗn hợp gồm nước cốt chanh, lá khế và vài hạt muối, rồi đem giã nát.
- Bước 4: Đắp lá khế lên vùng da tổ đỉa, sẽ giảm được cơn ngứa và làm khô mụn nước.
- Bước 5: Sau 15 phút thì đem rửa lại với nước ấm.
Với mỗi loại thảo dược khi dùng để trị tổ đỉa, nên thực hiện từ 2-3 lần mỗi tuần. Điều này sẽ giúp cho da được kháng khuẩn nhanh và hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi dùng liên tục thì nấm dưới da không có điều kiện để sản sinh và gây bệnh.
Bài thuốc đông y trị tổ đỉa
Ngoài các cách thực hiện với dược liệu từ thiên nhiên với nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm. Người bệnh tổ đỉa còn có thể dùng một số loại thảo dược đông y để điều trị bệnh. Với những cách sơ chế và thực hiện như sau:
- Dùng Bán chi liên 60g đem nấu, sau đó để nước ấm và dùng để ngâm tay, chân. Ngâm trong vòng 15 phút để các vi nấm được loại bỏ ra bên ngoài. Làm giảm được các tình trạng da đỏ và sưng nhức.
- Với lòng bàn tay, chân có nhiều mụn nước thì nên dung hỗn hợp hoàng cầm, thương nhĩ, thương truật, phù bình, khổ sâm (12g) và hương phụ (10g), rửa sạch và đun với nước. Dùng nước này để ngâm vùng da mụn sẽ giảm được cơn ngứa da.
- Trộn hỗn hợp gồm có Ô tặc cốt, thanh đại, bằng sa và phèn phi với 1 ít nước cho hỗn hợp xệch (tán các loại này thành bột). Sau đó, thoa trên vùng da tổn thương trong 10 phút và rửa lại với nước.
- Rửa thật sạch cây mỏ quạ, sau đó đem giả nát và đắp vào vùng da ngứa, nhức. Hoặc có thể nấu thành dạng cao lỏng và dùng để thoa lên mỗi ngày.
Thuốc đông y chữa tổ đỉa
Thông qua những cách trị tổ đỉa trên, sẽ giúp cho người bệnh tìm được nguyên liệu thích hợp. Từ đó, áp dụng những cách làm trên để giúp da phục hồi và khỏi hẳn nhanh hơn.
Mặt khác, một trong những loại thuốc đông y điều chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như Uy linh tiên, Hương Nhu, Hùng hoàng,….được tích hợp trong lọ thuốc trị nấm da DERMACARE PLUS. Chuyên đặc trị các nấm ngoài da, đặc biệt là tổ đỉa. An toàn, hiệu quả và không tái phát sau khi dùng đúng liệu trình.
Xem thêm: Bí quyết trị nấm da đầu bằng chanh tại nhà không tốn nhiều chi phí