Nguyên nhân viêm da cơ địa bắt đầu từ tác nhân nào? Biến chứng bệnh mà người bệnh gặp phải như thế nào? Đó là những thông tin được nhiều bệnh nhân quan tâm. Để hiểu rõ hơn về nó, hãy cùng D- MEDIC tìm hiểu căn nguyên bệnh này trong bài viết dưới đây.
Viêm da cơ địa- bệnh lý da liễu phổ biến
Bệnh thường diễn biến phức tạp ở người có hệ miễn dịch yếu, hay dị ứng hoặc có tiền sử viêm da cơ địa, hen suyễn. Hiện nay, viêm da dị ứng mạn tính đang có xu hướng bùng phát theo chu kỳ và khó kiểm soát.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về viêm da cơ địa. Theo thống kê gần đây cho thấy, tại Mỹ có khoảng 7,2% người lớn và 11,6% trẻ em mắc bệnh viêm da cơ địa. Những trẻ em có nguồn gốc châu Phi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Mặc dù trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, bệnh này cũng xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Thống kê chỉ ra, có khoảng 60% ca bệnh có dấu hiệu khởi phát trong những năm đầu đời từ 1-12 tháng tuổi, 30% từ trẻ 1 đến 6 tuổi và 10% cho trẻ được phát hiện trên 6 tuổi. Trong đó, có 50% số người mắc sẽ tự hỏi khi đến tuổi thiếu niên. Số còn lại bệnh nhân phải chung sống với bệnh trong thời gian dài, có thể là cả đời.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, không có nhiều khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh của nam và nữ. Nhưng một vài báo cáo gần đây cho thấy, bệnh thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ.
Về yếu tố di truyền, có 60% người bệnh bị viêm da sẽ sinh ra con bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh, tỷ lệ này tăng lên 80%.
2. Viêm da cơ địa gây ra bởi nguyên nhân nào?
Di truyền là y nguyên nhân thường gặp
Nguyên nhân viêm da cơ địa có liên quan đến quá trình biến đổi gen trong cơ thể. Nói cách khác, viêm da cơ địa mang yếu tố di truyền. Phần lớn người mắc bệnh này thường có tiểu sử gia đình hoặc cá nhân đã từng mắc bệnh.
Atopy là phản ứng dị ứng khởi phát tức thì do kháng thể IgE làm trung gian. Một số biểu hiện thường thấy như hen suyễn, dị ứng thực phẩm, viêm da cơ địa, sốt cỏ khô.
Nguyên nhân do cơ địa
Theo thống kê, có 80% bệnh nhân mắc viêm da cơ địa có chỉ số IgE toàn phần tăng cao. 30% số bệnh nhân xuất hiện đột biến gen sản xuất filaggrin (FLG). Đây là nguyên nhân chính gây khởi phát bệnh viêm da cơ địa và phát triển thành bệnh hen suyễn.
Nguyên nhân do tiếp xúc dị nguyên gây dị ứng
Khi con người tiếp xúc với các dị nguyên như côn trùng, hóa chất, lông thú, khói thuốc, len dạ hoặc sử dụng thực phẩm gây dị ứng như đậu phộng, hải sản,… kháng thể IgE được cơ thể tiết ra nhiều hơn. Tình trạng viêm xuất hiện cảnh báo nguy cơ mắc bệnh viêm da cao.
Do thời tiết
Da bị khô, mất nước, hay tái phát bệnh vào mùa thu và mùa đông. Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột khiến cơ thể thích nghi không kịp. Da khô thiếu nước là nguyên nhân viêm da cơ địa chuyển biến nghiêm trọng. Màng lipid bảo vệ da bị phá vỡ khiến da chịu kích thích.
Nguyên nhân từ môi trường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất tẩy rửa có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thông thường. Môi trường làm việc chứa nhiều khói thuốc lá, nấm mốc, bụi bẩn cũng gây viêm da cơ địa.
Dị ứng nguyên nội sinh
Viêm da cơ địa sẽ xuất hiện với biểu hiện năng khi bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, trầm cảm.
Các tác nhân khác
Nhiễm tụ cầu vàng cũng là nguyên nhân viêm da cơ địa. Độc tố có trong tụ cầu vàng kích thích tế bào Lympho T, đại thực bào hoạt động. Từ đó, các kháng nguyên trong huyết tương tăng lên gây nên triệu chứng lâm sàng của bệnh.
3. Biểu hiện lâm sàng của bệnh
Giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn này, bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện như:
- Vùng da phát ban đỏ không phân ranh giới hoặc đám sần đỏ xuất hiện trên da
- Những vùng da bị tổn thương xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti, rỉ dịch, không có vảy
- Xuất hiện tình trạng phù nề, đóng kết vảy sau đó
- Da bị lở loét, bội nhiễm nếu thường xuyên gãi
- Phần tổn thương da lan rộng khắp cơ thể gây đau đớn.
Giai đoạn mạn tính
Khi bệnh chuyển biến nặng và trở thành mạn tính với các biểu hiện sau:
- Các vùng da có xu hướng dày hơn, thâm nhiễm và tạo thành ranh giới với vùng da xung quanh
- Da xuất hiện các vết nứt gây đau và chảy máu, hiện tượng liken hóa da
- Xuất hiện tổn thương tại vùng da có nếp gấp lớn, ngón chân, lòng bàn tay, chân.
4. Biến chứng để lại
Nguyên nhân bị viêm da cơ địa chưa thể xác định hết được. Các biến chứng bệnh để lại khiến bệnh nhân gặp không ít khó khăn trong cuộc sống. Nếu không được điều trị theo đúng phác đồ, bệnh sẽ để lại những biến chứng.
Nhiễm trùng da
Việc bệnh nhân liên tục gãi khiến da bị trầy xước, chảy máu. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, phát triển dẫn đến nhiễm trùng da. Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, vùng da rất dễ bị bội nhiễm.
Giấc ngủ bị ảnh hưởng
Việc phải gãi nhiều, nhất là buổi đêm khiến bệnh nhân mất ngủ. Chất lượng giấc ngủ giảm sút ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Đặc biệt hơn, thiếu ngủ khiến người bệnh luôn lờ đờ, mệt mỏi, không hoàn thành công việc được giao.
Viêm da thần kinh mạn tính
Viêm da cơ địa có thể biến chứng thành viêm da thần kinh mạn tính. Trên bề mặt da xuất hiện vảy và triệu chứng ngứa mạn tính. Cảm giác ngứa tăng lên khi người bệnh gãi nhiều. Vùng da xung quanh bị tổn thương, đổi màu, dày sừng lên.
Viêm da tay
Viêm da tay cũng là biến chứng của viêm da cơ địa. Bệnh nhân thường làm việc trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa dễ gặp vấn đề này.
Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô
Hen suyễn và sốt cỏ khô là biến chứng thường gặp ở trẻ mắc viêm da cơ địa. Thống kê cho thấy, có đến 50% trẻ bị viêm da sẽ biến chứng thành bệnh này
Tổng kết
Như vậy, DERMACARE PLUS đã tổng kết lại các nguyên nhân viêm da cơ địa thường gặp. Bệnh viêm da cơ địa hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, vì vậy khi gặp các triệu chứng, bệnh nhân nên liên hệ cơ sở y tế gần nhất để điều trị.