Vảy nến, một căn bệnh da liễu phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh vô cùng cao. Dân gian ta có rất nhiều bài thuốc hay được áp dụng trong cách trị bệnh vảy nến tại nhà. Dưới đây là một vài cách chữa bệnh thường gặp mà bệnh nhân có thể áp dụng nếu trình trạng bệnh nhẹ.
Bệnh vảy nến không phải do vi khuẩn hay virus gây ra nên không lây nhiễm. Bạn có thể điều trị bệnh vảy nến tại nhà mà không cần cách ly khỏi gia đình. Tuy nhiên, tính chất tái phát lại nhiều lần của bệnh vẩy nến rất cao.Việc điều trị giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng và thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên da.
1. Bí quyết trị vảy nến tại nhà bằng lá trầu không
Do đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, lá trầu không được những người bị ghẻ ngứa, vảy nến tin dùng. Căn cứ vào vị trí của vảy nến mà linh hoạt lựa chọn một trong hai cách sau:
Trường hợp bị vảy nến da đầu:
- Chuẩn bị: 5 lá trầu không, 1 thìa muối, 1 nắm rau răm
- Cách làm: Cả 2 loại lá rửa sạch, đun sôi với 1,5 lít nước trong 10 phút. Sau đó thêm muối, khuấy đều và tắt bếp. Đổ nước ra chậu sạch, để nguội bớt rồi gội đầu. Người bị vảy nến da đầu nên thực hiện gội 3 lần/tuần để giảm ngứa và kích thích bong vảy tự nhiên.
Vảy nến nhỏ trên các vùng da khác:
- Chuẩn bị: 7 lá trầu tươi, 1/2 thìa cafe muối
- Cách dùng: Sau khi rửa sạch lá trầu không, cho vào cối giã nát cùng với muối. Dùng vải sạch vắt lấy nước cốt và thoa trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng để làm mềm da và ngăn ngừa nhiễm trùng. Sử dụng lá trầu không và muối trị vảy nến tại nhà gần 3 lần/tuần và để các triệu chứng của bệnh không làm phiền bạn.
>> Xem thêm: Tìm Hiểu: Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Có Di Truyền Không?
2. Chữa vảy nến tại nhà bằng lá khế
Nhờ khả năng sát trùng cùng với tiêu viêm tốt, lá khế là một trong những phương pháp dân gian hiếm hoi có thể chữa bệnh vảy nến. Ưu điểm của bài thuốc này là đơn giản, không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức người bệnh.
Bạn hãy chuẩn bị 20g lá khế đã được rửa sạch sẽ, nên ngâm nước hoặc nước muối trong thời gian dài để đảm bảo lá trong trạng thái sạch nhất. Sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn rồi cố định hỗn hợp đó lên vùng bị vảy nến bằng gạc. Hoặc rửa bằng lá nước khế như sau
Cách 1: Dùng lá khế tươi
- Chuẩn bị: 200 gram lá khế tươi.
- Cách dùng: Lá khế tươi rửa sạch, giã nát rồi đun với 2 lít nước. Sau khi nước sôi, giảm lửa nhỏ và đun trong khoảng 10 phút để các hoạt chất trong lá khế được hòa tan hoàn toàn trong nước. Cuối cùng, chỉ cần đợi nước nguội và ngâm vùng bị đau ngày 2 lần.
Cách 2: Kết hợp lá khế với một số vị thuốc khác
- Chuẩn bị: Lá long não, lá khế, lá thanh hao, lá thông mỗi thứ 20 gam.
- Cách dùng: Rửa sạch mọi thứ rồi cho vào nồi. Thêm nước ngập lá và đun sôi trong 10-15 phút. Chắt lấy nước lá, để nguội dùng tắm hàng ngày. Sau khi tắm, xả lại cơ thể bằng nước sạch.
>> Xem thêm: Nhận Biết Dấu Hiệu Bệnh Vảy Nến – 8 Thể Vảy Nến Phổ Biến
3. Bôi dược liệu đặc trị nấm da vảy nến DERMACARE PLUS
Bôi trị vảy nến DERMACARE PLUS là một trong những cách chữa bệnh vảy nến tại nhà được nhiều bệnh nhân tin tưởng hiện nay.
Sản phẩm được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn, lành tính với mọi loại da. Sử dụng đều đặn sản phẩm trong 2-3 tuần sẽ mang lại hiệu quả cải thiện thấy rõ cho bệnh nhân. Cách sử dụng rất đơn giản: vệ sinh sạch sẽ vùng da nhiễm bệnh, ngâm da trong chậu nước có sẵn thuốc ngâm trong vòng 15-20 phút. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 3/7 lần.
4. Sử dụng lá muồng trâu trị vảy nến
Lá muồng trâu được biết đến là một trong những phương pháp y học cổ truyền vô cùng hiệu quả trong cách trị vảy nến tại nhà. Cách sử dụng cũng khá đơn giản, bệnh nhân cần xay nhuyễn lá hoặc giã nhỏ bằng chày. Sau đó dùng bông thấm nước từ hỗn hợp lá được xay nhuyễn rồi chấm lên những vùng bị vảy nến.
Lá muồng trâu giã nát cũng có thể dùng gạc đắp lên da trong 30 phút, ngày 2 lần.Dù vậy có một lưu ý nhỏ bệnh nhân phải ghi nhớ rằng cần phải vệ sinh da sạch sẽ trước khi tiến hành trị liệu bằng lá muồng trâu.
5. Trị vảy nến tại nhà bằng cây bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu hay còn được gọi là phủ bình, là một dược liệu trong đông y. Vị thuốc này tính lạnh, vị đắng, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, mẩn ngứa, chống dị ứng. Khi dùng để chữa bệnh vảy nến thường kết hợp với lá trầu không và rau răm để có hiệu quả tốt hơn.
- Chuẩn bị: 20 lá bèo hoa dâu, 10 lá trầu không, 200 gam rau răm, 1/3 thìa muối
- Cách dùng: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun với 2 lít nước trong 15 phút. Rót ra 1 cốc nhỏ và uống. Rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bởi bệnh vẩy nến với lượng nước còn lại hai lần một ngày.
6. Cách trị vảy nến tại nhà bằng muối Epsom
Muối Epsom là một loại muối thường được dùng trong việc điều trị sức khỏe, sát trùng và giảm căng thẳng cơ thể.
Người bệnh hòa tan muối Epsom với nước ấm sau đó rửa lên những vùng da bị tổn thương hoặc có thể ngâm. Ngoài ra bệnh nhân có thể mát xa những vùng bị viêm bằng cách chà xát những hạt muối Epsom lên vùng da đó.
7. Sử dụng dầu dừa hỗ trợ chữa bệnh vảy nến
Mục đích của việc sử dụng dầu dừa chính là làm mềm, giữ ẩm những vùng da bị khô tróc. Ngoài ra dầu dừa còn giúp bệnh nhân giảm ngứa ngáy, chống viêm cũng như đẩy nhanh tốc độ chữa lành da vùng da bị tổn thương. Bệnh nhân có thể làm theo hai cách như sau:
- Cách 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, sau đó thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da đó kết hợp mát xa để dầu có thể phủ đều vào thấm sâu vào da.
- Cách 2: Giã nát đem hỗn hợp dầu dừa và tỏi sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương, cố định bằng gạc trong khoảng thời gian từ 15-20 phút. Sau khi tháo gạc thì rửa sạch da, nên thực hiện việc này mỗi ngày một lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
8. Cách chữa vảy nến tại nhà bằng nghệ
Nghệ có khả năng tái tạo làn da, làm lành tổn thương và ngăn ngừa hình thành sẹo. Sử dụng nghệ tươi điều trị vảy nến được cho là phương pháp an toàn, hiệu quả cao. Có 2 cách như sau:
- Nghệ tươi giã nát ra để chắt lấy phần nước cốt rồi thoa lên da.
- Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ ngày để da được hồi phục tốt nhất.
- Có thể sử dụng tinh bột nghệ pha với nước ấm và uống trực tiếp.
- Nên sử dụng đều đặn 02 lần mỗi ngày vào sáng- tối. Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai.
9. Cách chữa vảy nến tạ nhà bằng lá đơn đỏ
Nhờ tính thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Điều trị vảy nến bằng lá đơn đỏ hiệu quả phục hồi da nhanh hơn.
Sử dụng lá đơn đỏ để nấu nước tắm hàng ngày, các vết tổn thương trên da sẽ được hồi phục nhanh. Đồng thời, tình trạng viêm ngứa da cũng được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, lá đơn cũng có thể dùng để sắc nước uống để tăng hiệu quả điều trị.
10. Lá lốt hỗ trợ chữa bệnh vảy nến tại nhà
Lá lốt có chứa một loại tinh dầu đặc biệt có tính chất kháng viêm, giảm ngứa, giảm đau hiệu quả. Thành phần vitamin A, C, E và ancaloit có tác dụng cung cấp ẩm và tái tạo vùng da tổn thương tương đối tốt. Có 2 cách trị bệnh vảy nến tại nhà mà bệnh nhân nên tham khảo:
- Cách 1: Sử dụng 100g lá lốt sơ chế sạch và nấu thành nước tắm hàng ngày giúp giảm viêm ngứa, ngăn chặn việc các vết thương lan rộng;
- Cách 2: Sử dụng lá lốt tươi đã được sơ chế cẩn thận đem đi giã nát. Sau đó, đặt phần lá này lên vùng da bị tổn thương trong vòng 30 phút và rửa sạch lại với nước. Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
11. Điều trị vảy nến bằng sài đất
Trong sài đất có chứa nhiều thành phần giải độc, tiêu viêm và giảm ngứa hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh vảy nến rõ rệt.
Trị bệnh vảy nến tại nhà bằng sài đất được thực hiện như sau:
- Cách 1: Bỏ 100g sài đất giã nát và một ít muối ăn vào đun cùng 500ml nước sôi để lấy nước uống. Tiếp tục đun sôi cho đến khi nước còn 200ml, chia đều uống vào buổi sáng và buổi tối. Thuốc dùng hết trong ngày, không sử dụng thuốc để qua đêm.
- Cách 2: Đun 100g sài đất thành nước tắm. Trong quá trình tắm nên lấy phần bã sài để chà xát nhẹ trên da giúp dưỡng chất thẩm thấu nhanh, tốt nhất.
12. Nha đam – bài thuốc dân gian điều trị vảy nến tại nhà hiệu quả
Sử dụng gel nha đam nguyên chất để bôi trực tiếp lên vùng da chịu tổn thương. Matxa nhẹ để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong da, sau đó rửa lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 01 lần để thấy rõ hiệu quả.
13. Bài thuốc trị vảy nến tại nhà bằng bồ công anh
Bồ công anh có tác dụng kháng khuẩn mạnh, hỗ trợ tiêu trừ tình trạng viêm ngứa da. Đựợc sử dụng trong các đơn thuốc điều trị viêm da, hỗ trợ giải độc, tiêu viêm hiệu quả. Có 2 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng bồ công anh bệnh nhân nên tham khảo:
- Cách 1: Sử dụng 50g bồ công anh đã làm sạch đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương 30 phút, rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện liên tục 1 lần/ ngày để thấy rõ hiệu quả;
- Cách 2: Sử dụng 40g bồ công anh, 5g bèo cáo, 20g sài đất để sắc thành nước uống hàng ngày. Uống liên tục cho đến lúc thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm.
Các biện pháp khắc phục bệnh vẩy nến tại nhà có thể chữa khỏi bệnh không?
Đối với các bài thuốc dân gian điều trị vảy nến, người bệnh nên dùng khi mới chớm bệnh, các triệu chứng còn nhẹ thì mới có hiệu quả. Trong những trường hợp nghiêm trọng, cần phải dùng thuốc và các thủ thuật y tế để kiểm soát tình trạng và ngăn ngừa các biến chứng.
Trong quá trình điều trị vảy nến tại nhà, người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng về tinh thần. Ngoài ra, cần uống nhiều nước, dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm từ thiên nhiên và giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến cách chữa bệnh vảy nến tại nhà mà DERMACARE PLUS muốn chia sẻ với bạn. Đừng quên để lại thông tin bên dưới nếu bệnh nhân còn thắc mắc về bệnh vảy nến nhé. Đội ngũ chuyên gia của DERMACARE PLUS sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn nhanh chóng.