Khi trị bệnh á sừng, những loại thuốc bôi bên ngoài da sẽ làm giảm các triệu chứng cũng như dấu hiệu á sừng bên ngoài. Cùng với đó, người bệnh nên cần phải tham khảo và tìm hiểu chế độ ăn và sinh hoạt để giúp bệnh mau chóng phục hồi.
Chế độ sinh hoạt đối với người trị bệnh á sừng
Da á sừng làm cản trở và gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên để khắc phục được tình trạng này thì cần phải có chế độ sinh hoạt hợp lý. Đảm bảo da được bảo vệ an toàn và không khô nứt.
Vệ sinh da mỗi ngày:
Da là vùng khá nhạy cảm để các vi khuẩn và nấm phát triển, sản sinh nhiều hơn. Do đó, cần phải tiến hành vệ sinh vùng da á sừng mỗi ngày. Bằng các loại xà phòng thảo dược, không kích ứng cho da. Ngoài ra, sao khi vệ sinh da cần để da khô thoáng
Chế độ dưỡng ẩm:
Để da không sần sùi và khô, trong quá trình điều trị bằng thuốc đặc trị nấm dathì người bệnh nên sử dụng thêm các loại kem dưỡng cho da. Tuy nhiên, những loại kem dưỡng phải lành tính, không chứa hóa chất hay corticoid làm hại da.
Thay vào đó, sử dụng kết hợp với cao bôi thảo dược DERMACARE PLUS là một trong những loại cao vừa hỗ trợ điều trị bệnh nấm ngoài da vừa có công dụng dưỡng ẩm, làm mềm da á sừng tốt hơn. Thành phần từ các loại thảo dược thiên nhiên đảm bào không bào mòn và tổn thương da.
Không tiếp xúc với hóa chất:
Hóa chất là một chất lỏng khá nguy hiểm đối với da. Đặc biệt, không nên tiếp xúc với các loại hóa chất hay làm trong môi trường có chất dị ứng với da. Với da á sừng nên cần phải chú ý nhiều hơn để da không bong tróc và viêm nhiễm.
Chế độ ăn uống giúp trị bệnh á sừng
Cơ thể trong trạng thái bệnh nấm da cần phải được bổ sung gấp nhiều lần so với bình thường. Do đó, cơ thể cũng như làn da cần cung cấp một số loại vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E.. có trong các loại rau củ quả xanh. Từ đó, hiệu quả chữa nấm da cũng sẽ hiệu quả hơn do đào thải nhanh các độc tố hại cho cơ thể ra ngoài.
Vitamin A:
Ngoài việc cải thiện thị lực, thì vitamin A giúp ích cho da rất nhiều trong vấn đề tăng cường hệ thống miễn dịch. Chữa lành vết thương, tái tạo và phát triển các mô tế bào với nhau. Từ đó, hỗ trợ cho da không gặp tình trạng viêm nhiễm. Chủ yếu trong các loại thực phẩm như cà rốt, cà chua, khoai lang, bí ngô, xoài,
Vitamin C:
Có khả năng chống oxy hóa mạnh, xoa dịu các cơn ngứa và bảo vệ da bởi các tác động của vi khuẩn, nấm tấn công. Mặt khác, giúp màu da trở nên đều, sáng hơn và ngăn chặn quá trình lão hóa da nhanh. Vitamin C có trong các loại quả như cam, chanh, dâu tây, Kiwi, đu đủ,…
Vitamin D:
Một số lợi ích của vitamin D là khả năng tự miễn dịch, điều tiết được lượng tế bào sản sinh trên da. Đặc biệt làm giảm các triệu chứng các bệnh viêm da, nấm ngoài da. Với các loại thực phẩm là cá hồi, trứng gà, sữa,ngũ cốc,…
Vitamin E:
Có tác dụng bảo vệ lớp tế bào xâm nhập gây hại da. Vitamin E giúp giảm được các vết thâm, mờ do sẹo để lại. Hơn thế nữa, còn đẩy lùi được tình trạng da khô, mảng vảy, bong tróc, nứt nẻ da, giúp da được mềm mịn và trắng sáng. Các thực phẩm như rau cải xoăn, rau chân vịt, cải bẹ xanh, bắp cải, giá đỗ,… có lượng vitamin E khá nhiều.
Tuy nhiên, cùng với đó cũng có một số thực phẩm là khắc tinh đối với những người mắc bệnh á sừng. Những loại thực phẩm không nên ăn đó chính là:
- Hải sản: Trong hải sản có chứa lượng kháng histamin, có nhiều trong mực, cua, ghẹ, tôm và các loại ốc, xò có vỏ cứng,…
- Thịt đỏ: Thịt đỏ là những loại thịt như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt trâu,…Với những tình trạng da bị viêm nhiễm và ngứa do nấm gây ra. Thịt đỏ sẽ gây cho da dị ứng, nổi mẫn đỏ và sưng ngứa.
Nhưng nếu như các loại thực phẩm này sử dụng ở một lượng vừa đủ thì sẽ không quá gây hại cho da và bệnh.
Đối với những người đang mắc phải bệnh á sừng phải tìm hiểu những chế độ sinh hoạt đúng cách. Còn có những loại thực phẩm không thích hợp với da. Để quá trình điều trị bệnh á sừng không kéo dài thời gian và tăng khả năng trị bệnh dứt điểm.
Xem thêm: Trị tổ đỉa dân gian bằng thảo dược– trị tổ đỉa tận gốc tại nhà